Mục lục nội dung:
- NoSQL là gì?
- Khác nhau giữa Cơ sở dữ liệu SQL và NoSQL
- Khi nào sử dụng Cơ sở dữ liệu NoSQL?
- Tốc độ phát triển với cơ sở dữ liệu NoSQL có thể nhanh hơn nhiều so với cơ sở dữ liệu SQL.
- Khi cơ sở dữ liệu SQL không đáp ứng được nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn.
- Cấu trúc của nhiều dạng dữ liệu khác nhau được xử lý và phát triển dễ dàng hơn với cơ sở dữ liệu SQL.
- Các mô hình ứng dụng mới có thể được hỗ trợ dễ dàng hơn.
- Khi hệ thống có lượng truy cập cao và không cho phép downtime.
- Những hạn chế của CSDL NoSQL
Đối với những bạn đã rành về tin học, máy tính và website thì chắc chắn biết và hiểu rõ về cơ sở dữ liệu SQL. Nhưng về NoSQL và NoSQL là gì thì không phải ai cũng đã từng nghe qua.
Để tìm hiểu thêm về NoSQL và một số thông tin liên quan đến nó. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng nhà cái Casinovn138.com nhé!
NoSQL là gì?
NoSQL là “Hệ thống quản lý dữ liệu không quan hệ” (non-relational Data Management System). Cơ sở dữ liệu NoSQL được sinh ra là dành cho các kho dữ liệu phân tán với nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn. Ví dụ một số các công ty lớn sử dụng cơ sở dữ liệu NoSQL không thể không kể đến như Facebook, Twitter và Google khi chúng phải thu thập hàng terabyte dữ liệu người dùng mỗi ngày.
Cơ sở dữ liệu NoSQL là viết tắt của “Not SQL” hoặc “Not Only SQL”. Với cơ sở dữ liệu quan hệ RDBMS ta sử dụng cú pháp SQL để lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Đối với hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL, nó bao gồm một loạt các công nghệ cơ sở dữ liệu có thể lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc, phi cấu trúc và đa hình. Sơ đồ sau đây cho thấy cơ sở dữ liệu NoSQL khác so với cơ sở dữ liệu SQL.

Khác nhau giữa Cơ sở dữ liệu SQL và NoSQL
SQL Databases | NoSQL Databases | |
Mô hình dữ liệu | Mô hình quan hệ chuẩn hóa dữ liệu vào bảng được hình thành từ hàng và cột. Sơ đồ quy định rõ ràng bảng, hàng, cột, chỉ mục, mối quan hệ giữa các bảng và các thành tố cơ sở dữ liệu khác. Cơ sở dữ liệu sẽ thực thi tính toàn vẹn tham chiếu trong mối quan hệ giữa các bảng. | Kiểu Document: JSON documents
Kiểu Key-value: Key-value pairs Kiểu Column: Bảng với hàng và cột thay đổi (dynamic) Graph: Nodes và cạnh |
Lịch sử phát triển | Phát triển từ những năm 1970, tập trung vào việc giảm thiểu sự trùng lặp dữ liệu. | Phát triển sau năm 2000, mục đích chính phục vụ việc mở rộng nhanh (scale) và phát triển các ứng dụng theo phương pháp Agile và DevOps. |
Các cơ sở dữ liệu tiêu biểu | Oracle, MySQL, Microsoft SQL Server
PostgreSQL |
NoSQL Document: MongoDB, CouchDB
Key-value: Redis, DynamoDB Column: Cassandra, HBase Graph: Neo4j, Amazon Neptune |
Mục đích sử dụng | Nhiều mục đích | NoSQL Document DB: nhiều mục đích
Key-value: dữ liệu lớn với các truy xuất đơn giản Column: dữ liệu lớn với các mẫu truy xuất dữ liệu có thể dự đoán được (predictable query patterns) Graph: phân tích và duyệt các mối quan hệ giữa các dữ liệu được kết nối |
Schemas | Cố định (Rigid) | Uyển chuyển |
Mở rộng | Theo chiều dọc. Cơ sở dữ liệu quan hệ thường tăng quy mô bằng cách tăng năng lực điện toán của phần cứng hoặc tăng quy mô bằng cách thêm bản sao của khối lượng công việc chỉ đọc. | Cho phép thay đổi quy mô theo chiều ngang (scale-out bằng cách phân tán trên nhiều server) |
Thuộc tính ACID | Hỗ trợ. Cơ sở dữ liệu quan hệ có các thuộc tính mang tính nguyên tố, nhất quán, tách biệt và bền vững (ACID) | Cơ sở dữ liệu NoSQL tuân theo định lý Brewers CAP (Consistency, Availability, Partition tolerance). |
Joins | Thường được yêu cầu | Thường không yêu cầu |
Data to Object Mapping | Yêu cầu ORM (object-relational mapping) | Nhiều NoSQL database không yêu cầu ORMs. |
Hiệu năng | Hiệu năng thường phụ thuộc vào hệ thống con của ổ đĩa. Thông thường, việc tối ưu hóa các truy vấn, chỉ mục và cấu trúc bảng bắt buộc phải được thực hiện để đạt mức hiệu năng tối đa. | Hiệu năng thường được xem là chức năng của kích cỡ cụm phần cứng ngầm, độ trễ mạng và ứng dụng đưa ra lệnh gọi. |
API | Yêu cầu lưu trữ và truy xuất dữ liệu được truyền đạt bằng cách sử dụng các truy vấn nhất quán với ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL). Các truy vấn này được phân tích và thực thi bởi cơ sở dữ liệu quan hệ. | API trên cơ sở đối tượng cho phép các nhà phát triển ứng dụng dễ dàng lưu trữ và truy xuất cấu trúc dữ liệu trong bộ nhớ. Khóa phân mảnh tìm kiếm các cặp khóa-giá trị, tập hợp cột hoặc văn bản có cấu trúc chưa hoàn chỉnh có chứa đối tượng và thuộc tính của ứng dụng được xếp theo chuỗi. |

Khi nào sử dụng Cơ sở dữ liệu NoSQL?
Có thể bạn quan tâm: Ưu điểm khi lập trình web Php + MySQL mà bạn nên biết
Tốc độ phát triển với cơ sở dữ liệu NoSQL có thể nhanh hơn nhiều so với cơ sở dữ liệu SQL.
NoSQL cho phép các nhà phát triển kiểm soát cấu trúc của dữ liệu nên rất phù hợp với các phương pháp phát triển Agile hiện đại dựa trên việc phát triển nhanh, lặp lại nhanh và cập nhật code thường xuyên.
Khi cơ sở dữ liệu SQL không đáp ứng được nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn.
Cơ sở dữ liệu NoSQL được tạo ra để xử lý dữ liệu lớn. Cơ sở dữ liệu NoSQL thường dựa trên chiến lược mở rộng quy mô, giúp cho việc này rẻ hơn rất nhiều so với khi sử dụng phương pháp mở rộng quy mô mà cơ sở dữ liệu SQL thực hiện.

Cấu trúc của nhiều dạng dữ liệu khác nhau được xử lý và phát triển dễ dàng hơn với cơ sở dữ liệu SQL.
Cơ sở dữ liệu NoSQL phù hợp để lưu trữ và mô hình hóa dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc và phi cấu trúc trong một cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu NoSQL lưu trữ dữ liệu ở dạng tương tự như các đối tượng được sử dụng trong các ứng dụng, giảm nhu cầu dịch từ dạng dữ liệu được lưu trữ sang dạng dữ liệu lấy trong code.
Các mô hình ứng dụng mới có thể được hỗ trợ dễ dàng hơn.
Cơ sở dữ liệu NoSQL được tạo trong kỷ nguyên đám mây và đã nhanh chóng thích nghi với quá trình tự động hóa là một phần của đám mây. Việc triển khai cơ sở dữ liệu trên quy mô lớn theo cách hỗ trợ microservices thường dễ dàng hơn với cơ sở dữ liệu NoSQL. Cơ sở dữ liệu NoSQL thường có khả năng tích hợp vượt trội với các công nghệ phát trực tuyến thời gian thực (real-time streaming).
Bạn có thể tìm hiểu thêm về máy tính lượng tử qua bài viết: Máy tính lượng tử là gì? Sự khác biệt giữa máy tính lượng tử và máy tính thông thường
Khi hệ thống có lượng truy cập cao và không cho phép downtime.
Chiến lược mở rộng quy mô (scale-out) được sử dụng bởi hầu hết các cơ sở dữ liệu NoSQL cho phép chúng ta hoạch định được kế hoạch rõ ràng về việc mở rộng lưu lượng truy cập. Các kiến trúc mở rộng quy mô cũng mang các lợi ích như có thể nâng cấp cơ sở dữ liệu hoặc thay đổi cấu trúc của nó mà không cần thời gian downtime.

Những hạn chế của CSDL NoSQL
Sự nhất quán
Cơ sở dữ liệu NoSQL loại bỏ tính nhất quán mạnh mẽ/tức thì để có thể sở hữu tính khả dụng và hiệu suất tốt hơn. Cơ sở dữ liệu thông thường đảm bảo có các hoạt động:
- Tính nguyên tố hay Atomicity: Tất cả các phần của giao dịch thành công hoặc không có giao dịch nào xảy ra
- Tính biệt lập hay Isolation: Các giao dịch không cạnh tranh
- Tính nhất quán hay Consistency: Tất cả người dùng có cùng một chế độ xem dữ liệu
- Tính bền vững hay Durability: Khả năng phục hồi từ tình trạng hư hỏng hệ thống về trạng thái đã biết cuối cùng

No Schema
Với cơ sở dữ liệu NoSQL, việc áp đặt các ràng buộc liên quan đến việc chuyển trách nhiệm từ cơ sở dữ liệu sang developers.
Chia sẻ đến bạn bài viết: Dreamweaver là gì? Đánh giá về ưu và nhược điểm
Thiếu người có kỹ năng về NoSQL
Do cơ sở dữ liệu SQL đã được sử dụng phổ biến và rộng rãi từ lâu nên chắc chắn rằng người có kỹ thuật về SQL sẽ chiếm ưu thế hơn NoSQL gấp nhiều lần.
Sự phụ thuộc
Sự phụ thuộc này có thể trở thành một trở ngại nếu bạn thay đổi hệ thống. Nếu bạn di chuyển từ MongoDB sang CouchDB (hoặc ngược lại), bạn phải làm nhiều giai đoạn và công việc hơn chứ không chỉ là di chuyển dữ liệu. Bạn cũng phải điều hướng sự khác biệt trong quyền truy cập dữ liệu, có nghĩa là bạn phải viết lại các phần của ứng dụng truy cập cơ sở dữ liệu.

Bài viết trên vừa cung cấp cho các bạn các thông tin quan trọng để có thể giải đáp câu hỏi NoSQL là gì và những điều mà bạn cần phải biết về cơ sở dữ liệu NoSQL. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chuyên mục Tổng hợp.
Đăng ký thành viên Casino VN138 để tham gia nhiều game cá cược thể thao hấp dẫn và nhận về tiền thưởng cho mình bạn nhé. Với chính sách bảo mật an toàn nên bạn có thể an tâm khi đăng ký tham gia.